Mô hình Tổ xe ôm phòng chống tội phạm
Ông Nguyễn Thanh Long - Chủ tịch Nghiệp đoàn Xe honda chở khách phòng chống tội phạm Phường 1, Tổ trưởng Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao cho biết - Nghiệp đoàn có trên 100 đoàn viên thu nhập chủ yếu nhờ vào việc chở khách hàng ngày. Thông qua đó, các thành viên cũng tham gia vào công tác phòng chống tội phạm bằng việc quan sát những đối tượng lạ mặt, biểu hiện nghi vấn để cung cấp thông tin cho Công an Phường 1.
Theo ông Long, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của LĐLĐ thị xã và Công an Phường 1, Nghiệp đoàn đã xây dựng Quy chế làm việc của Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao sau đó triển khai đến tập thể đoàn viên, có 14 anh em đã thống nhất với quy chế và tham gia thành viên của tổ.
LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) ra mắt mô hình Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao
Theo đồng chí Phạm Thị Hương - Chủ tịch LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu trên địa bàn thị xã hiện nay có trên 800 đoàn viên khu vực phi chính thức, phần lớn đều khó khăn, việc thành lập mô hình này là bước đầu để thay đổi phương thức chăm lo cho đoàn viên, người lao động có điều kiện phát triển, thay đổi cuộc sống của mình và gia đình.
"Lực lượng đoàn viên đang sinh hoạt tại các nghiệp đoàn gần gũi nhất với quần chúng nhân dân, do đó khi làm tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động sẽ góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương", đồng chí Hương nói.
PHƯƠNG ANH
Hướng về cơ sở, chăm lo thiết thực cho người lao động
Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động
Cách đây 95 năm, ngày 28/7/1929, tại Hà Nội, Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam chính thức được thành lập. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân lao động. Với ý nghĩa trên, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V (tháng 11/1983) đã thông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929 - ngày thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Cùng với việc tái lập tỉnh Sóc Trăng vào năm 1992, Công đoàn tỉnh Sóc Trăng cũng được thành lập và đi vào hoạt động. Từ đầu nhiệm kỳ, toàn tỉnh có 14.411 đoàn viên công đoàn sinh hoạt tại 400 công đoàn cơ sở trực thuộc, 6 LĐLĐ huyện, thị xã; 6 công đoàn ngành với 49 cán bộ công đoàn chuyên trách. Qua từng giai đoạn phát triển, tổ chức Công đoàn tỉnh đã luôn thực hiện hiệu quả vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Đồng chí Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng (thứ 3 từ phải qua) cùng đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng (thứ 4 từ phải qua) tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: HẢI HÀ
Sau 32 năm tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, của Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp công đoàn tỉnh đã có sự lớn mạnh về mọi mặt. Đến nay, toàn tỉnh có 15 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố, công đoàn ngành và tương đương, với hơn 64.000 đoàn viên thuộc 1.102 công đoàn cơ sở. Các phong trào thi đua yêu nước được công đoàn các cấp tập trung đổi mới nội dung, hình thức theo hướng có chất lượng, hiệu quả thiết thực. Công tác chăm lo đời sống, trong CNVCLĐ được các cấp công đoàn triển khai thường xuyên, hướng về cơ sở.
Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp công đoàn trong tỉnh đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 324 căn nhà “Mái ấm công đoàn” trị giá trên 14 tỷ đồng, vượt 29,6% so với chỉ tiêu nhiệm kỳ (vượt 74 căn). Các phong trào thi đua đã được các cấp công đoàn tích cực hưởng ứng, với nội dung phong phú, hình thức phù hợp với từng đơn vị. Qua phát động các phong trào thi đua đã có 41.098 giải pháp, sáng kiến được áp dụng trong thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực; 834 công trình, sản phẩm hoàn thành với tổng trị giá trên 520 tỷ đồng, làm lợi trên 12,4 tỷ đồng. Đặc biệt là, từ năm 2023, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề trước kỳ họp Quốc hội giữa đại biểu Quốc hội với công nhân lao động. Qua đó, đoàn viên, người lao động đã trực tiếp bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và có những kiến nghị, đề xuất từ thực tế lao động, sản xuất đến lãnh đạo các cấp. Các cấp công đoàn còn chủ động tìm đối tác, đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho người lao động.
Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (thứ 10 từ phải qua) và đồng chí Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (thứ 11 từ phải qua) trao quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: HẢI HÀ
Tập trung thực hiện 3 khâu đột phá
Trước yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, LĐLĐ tỉnh đã và đang thay đổi phương thức tổ chức, hoạt động nhằm đáp ứng thời cơ và thách thức hiện nay. Theo đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” của nhiệm kỳ 2023 - 2028, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn tập trung triển khai thực hiện 3 khâu đột phá gồm: Tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ, trọng tâm là thương lượng, đối thoại về tiền lương; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, uy tín, trách nhiệm; thực hiện chuyển đổi số trong công tác truyền thông, quản lý đoàn viên và công tác tài chính công đoàn, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở theo chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam giao.
Cụ thể hơn, LĐLĐ tỉnh sẽ đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn tỉnh Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng thời sơ, tổng kết các chương trình, kế hoạch, các mô hình thi đua triển khai nhân rộng trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn. LĐLĐ tỉnh cũng chọn khâu đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước giỏi về chuyên môn, thạo về kỹ năng quản lý kinh tế, kỹ năng quản trị tại doanh nghiệp, ngoại ngữ. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên, người lao động.
Dưới sự chứng kiến của đồng chí Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (đứng giữa hàng sau) và các đại biểu, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp. Ảnh: HẢI HÀ
Đánh giá về hoạt động Công đoàn trong thời gian qua, đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, các cấp công đoàn trong tỉnh đã chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo CNVCLĐ. Trong tổ chức hoạt động luôn hướng về cơ sở và người lao động, kể cả khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động được các cấp công đoàn tổ chức linh hoạt, đa dạng, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Bằng những việc làm thiết thực và có hiệu quả, tổ chức Công đoàn Sóc Trăng ngày càng được củng cố và phát triển. Đội ngũ công nhân, lao động ngày càng xứng đáng là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công - nông - trí thức, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Thành tích đó còn là sự kết tinh của quá trình nỗ lực, rèn luyện liên tục của các thế hệ công nhân, lao động, các thế hệ cán bộ, đoàn viên công đoàn trong tỉnh từ ngày LĐLĐ tỉnh được thành lập đến nay.
HẢI HÀ - BÁO SÓC TRĂNG
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Quan tâm chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động | 31/07/2024 |
Thành lập thêm 1 công đoàn cơ sở tại Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh | 30/07/2024 |
Trao Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên tại Thị xã Vĩnh Châu | 30/07/2024 |
Trao kỉ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn | 30/07/2024 |
Đoàn viên Nghiệp đoàn bốc xếp được hỗ trợ nhà (Trần Đề) | 30/07/2024 |

Công đoàn với công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động: Nơi lao động nữ tìm đến mỗi khi gặp khó khăn
Trước thềm kỷ niệm 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8.3.1910 - 8.3.2020) và 1980 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Báo Lao Động đã phỏng vấn bà Trịnh Thanh Hằng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN.
Bà Trịnh Thanh Hằng (thứ hai, trái qua) thăm hỏi nữ công nhân lao động tại dây chuyền sản xuất. Ảnh: N.C
Ngoài những nhiệm vụ mang tính giới thì nữ công Công đoàn (CĐ) đã thực hiện chăm lo, đại diện, bảo vệ cho LĐ nữ như thế nào, thưa bà?
- Một trong những kết quả nổi bật của hoạt động nữ công CĐ các cấp thời gian qua là tham mưu Ban chấp hành (BCH) CĐ cùng cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), đoàn viên CĐ.
Năm 2019, các cấp CĐ đã thành lập mới 2.475 Ban nữ công quần chúng khu vực nhà nước, đạt 110% chỉ tiêu năm 2019; thành lập 3.551 ban nữ công quần chúng khu vực ngoài nhà nước, đạt 85% chỉ tiêu của năm 2019. Mặc dù các ủy viên Ban nữ công quần chúng đều hoạt động kiêm nhiệm nhưng luôn gần gũi, sâu sát, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của LĐ nữ, từ đó cùng Ban nữ công chủ động tham mưu BCH CĐ cùng cấp đề xuất với người sử dụng LĐ những chính sách có lợi hơn so với quy định của pháp luật cho LĐ nữ.
Phối hợp tham gia sắp xếp LĐ phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe và hoàn cảnh gia đình nữ CNVLĐ. Tham mưu xây dựng kế hoạch, phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến LĐ nữ.
Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa quan tâm đến nữ CNVCLĐ được duy trì và đạt hiệu quả như thương lượng với chủ sử dụng LĐ hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho con CNLĐ; duy trì thực hiện có hiệu quả mô hình “Phòng vắt trữ sữa” hỗ trợ LĐ nữ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc; mô hình “Sức khỏe của bạn” tư vấn cho người lao động (NLĐ), nhất là LĐ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục... hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình, xây mới và sửa chữa nhà Mái ấm CĐ...
Bên cạnh đó, từ thực tế công việc hằng ngày, các cán bộ nữ công CĐ đã có những ý kiến mang giá trị thực tiễn cao tham gia đóng góp ý kiến vào các nội dung chính sách quy định dành cho LĐ nữ trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Đến nay, Bộ luật Lao động 2019 đã được thông qua, cán bộ nữ công CĐ đã và đang tiếp tục từ thực tiễn để có những đóng góp xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành những quy định riêng đối với LĐ nữ và bình đẳng giới nhằm đảm bảo tốt hơn bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của LĐ nam và LĐ nữ trong công việc và trong gia đình.
Qua các hoạt động thiết thực đó, các cán bộ nữ công CĐ và Ban nữ công quần chúng, nhất là các Ban nữ công quần chúng khu vực ngoài nhà nước thực sự là nơi tìm đến mỗi khi gặp khó khăn của LĐ nữ, đồng thời củng cố niềm tin của doanh nghiệp đối với tổ chức CĐ.
Thưa bà, trong môi trường làm việc với yêu cầu ngày càng cao về mọi mặt trong mọi lĩnh vực, Nữ công CĐ đã làm gì để giúp nữ CNVCLĐ khẳng định mình?
- Để giúp nữ CNVCLĐ khẳng định được mình, Ban Nữ công CĐ các cấp chú trọng tham mưu tổ chức và vận động nữ CNVCLĐ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, nội dung, tiêu chí thi đua được cụ thể hóa phù hợp với từng ngành nghề, địa phương nên đã thu hút đông đảo nữ CNVCLĐ tham gia.
Một trong số đó là phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Đây là phong trào thi đua lớn, được phát động từ năm 1989 đến nay đã được đổi mới, cụ thể hóa theo từng giai đoạn, thời gian để phù hợp, tạo động lực cho chị em tham gia cống hiến tài năng, trí tuệ. Hằng năm, cả nước luôn có trên 80% nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đồng thời xuất hiện nhiều cá nhân được nhận các danh hiệu chiến sĩ thi đua, nữ CNVCLĐ lao động tiêu biểu, Bằng lao động sáng tạo, giải thưởng Tài năng sáng tạo nữ, giải thưởng Kovalevskaya...
Để khích lệ chị em khẳng định mình, Ban Nữ công CĐ các cấp cũng đã vận động nữ CNVCLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập trong nữ CNVCLĐ. Bên cạnh đó, Ban Nữ công CĐ các cấp phối hợp với chuyên môn động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí đào tạo để LĐ nữ tự học tập cũng như tham gia các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nhân lực nữ nói riêng.
- Xin cảm ơn bà.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/noi-lao-dong-nu-tim-den-moi-khi-gap-kho-khan-788135.ldo
THU TRÀ THỰC HIỆN (BÁO LAO ĐỘNG)
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Những điều cần biết để phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do Virút Corona mới | 26/02/2020 |
Trợ cấp nhà giáo nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên | 12/02/2020 |
WHO và Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng, chống dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút nCoV | 31/01/2020 |
5 Quy định Lương - Thưởng Tết của người lao động | 16/01/2020 |
Tăng quyền thụ hưởng cho đoàn viên, người lao động. | 10/01/2020 |
Infographic: Những chính sách có hiệu lực từ tháng 12.2019 | 04/12/2019 |
Cấp thẻ Bảo hiểm y tế điện tử | 28/11/2019 |
"Cài APP CSKH ngay trúng quà tặng liền tay" | 27/11/2019 |