Zurück
Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức thi đấu vòng chung kết Giải bóng chuyền hơi nữ
Sáng ngày 19/10/2024, tại Nhà thi đấu trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh khai, Công đoàn ngành Giáo dục đã tổ chức thi đấu vòng chung kết Giải bóng chuyền hơi nữ - năm 2024.

Đến tham dự có các đồng chí: Châu Tuấn Hồng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Văn Hoá, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục; Hứa Thị Ánh Ngọc, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục. Đến tham dự còn có đại diện các doanh nghiệp tài trợ giải; các đồng chí là cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn các trường học, cùng đông đảo giáo viên, học sinh đến cổ vũ. 

Đồng chí Châu Tuấn Hồng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng đồng chí Nguyễn Văn Hoá - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục trao Cờ lưu niệm cho các đội bóng

Đây là hoạt hoạt thiết thực nhằm kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024); là sân chơi bổ ích cho nữ nhà giáo và người lao động trong ngành. Trước khi vòng chung kết diễn ra, từ ngày 06 đến ngày 13/10/2024, tại 08 bảng thi đấu ở cơ sở, có 43 đội bóng với trên 400 vận động viên đã tham gia thi đấu. Tại vòng chung kết, 8 đội bóng tiếp tục thi đấu theo phương thức xoay vòng, tính điểm.

Các đội bóng thi đấu

Qua gần 01 ngày thi đấu sôi nổi, Ban tổ chức đã chọn và khen thưởng 8 giải, gồm: 01 giải Nhất (Trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai), 01 giải Nhì (trường THPT DTNT Huỳnh Cương), 02 giải Ba (trường THCS và THPT Hưng Lợi, trường THCS và THPT Lai Hoà) và 04 giải Khuyến khích; tổng kinh phí khen thưởng trên 20 triệu đồng. 

Nguyễn Văn Hóa - Công đoàn ngành Giáo dục


Zurück
Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1.7.2020
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1.7.2020.

       Chiều 12.11, với tỷ lệ 93,37% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

         Theo nghị quyết, tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.512,3 nghìn tỉ, tổng chi là 1.747,1 nghìn tỉ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 234,8 nghìn tỉ đồng tương đương 3,44% GDP.

       Quốc hội cũng đồng ý tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 488,921.352 nghìn tỉ đồng trong năm sau.
        Với nghị quyết này, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1.7.2020.
        Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
        Đồng thời, từ năm 2019 dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách trung ương và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.
Quốc hội cũng giao Chính phủ, loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể khi xác định số tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2019 và dự toán năm 2020 để tính nguồn cải cách tiền lương.

Kết quả biểu quyết nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

      Cụ thể, các khoản thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.

        Ngoài ra, còn loại trừ thêm cả phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.
       Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng.
         Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG

Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/quoc-hoi-dong-y-tang-luong-co-so-len-16-trieu-dongthang-tu-172020-765580.ldo


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập