25 đội tham gia hội thi nấu ăn “Bữa cơm Công đoàn”
Đến dự, có đồng chí Trần Ngọc Mỹ - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Dương Tuấn Kiệt - Chủ tịch LĐLĐ huyện Mỹ Xuyên cho biết hội thi nấu ăn nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn huyện giao lưu chia sẻ kinh nghiệm nấu ăn, cách thức trưng bày món ăn đẹp mắt, đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia đình cán bộ, công nhân viên chức lao động. Phát huy tính sáng tạo và kỹ thuật khéo léo trong việc nội trợ cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ.
Đồng chí Trần Ngọc Mỹ - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (thứ 3 từ trái sang) lắng nghe đội dự thi thuyết trình về “Bữa cơm Công đoàn”.
Tham dự hội thi, có 25 đội đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện, mỗi đội sẽ nấu một bữa cơm gồm 3 món, đảm bảo dinh dưỡng cho 8 người ăn, chi phí không vượt quá 1 triệu đồng/mâm.
Sau một buổi tranh tài sôi nổi, Ban Tổ chức đã trao 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 22 giải Khuyến khích cho các đội.
Đoàn viên hào hứng tham gia nấu ăn.
Được biết, chương trình “Bữa cơm Công đoàn” là hoạt động do các cấp công đoàn đề xuất với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức Công đoàn tổ chức 01 bữa cơm ngon hơn thường ngày nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam. Qua đó thể hiện được dấu ấn, vai trò của tổ chức công đoàn thông qua công tác đối thoại, thương lượng nhằm thực hiện Kết luận số 03/KL-BCH ngày 18/01/2022 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về nâng cao chất lượng bữa ăn ca của người lao động.
ANH KHOA
Khối thi đua số 1 về nguồn tại Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng
Đến dự, có đồng chí Huỳnh Văn Cương - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh cùng các đoàn viên khối thi đua số 1.
Khối thi đua số 1 về nguồn tại Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng (xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng)
Rừng tràm Mỹ Phước – Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng là một minh chứng cho một giai đoạn lịch sử trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng bộ, quân và dân Sóc Trăng – Khu di tích lịch sử cách mạng – căn cứ của lòng dân. Tại đây, đoàn đã thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, nghe kể truyện truyền thống; tặng quà 50 phần cho gia đình chính sách, đoàn viên khó khăn và con đoàn viên khó khăn tại địa phương.
Hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các đoàn viên, người lao động trong khối 1 được giao lưu, tham quan thực tế, tìm hiểu di tích lịch sử của tỉnh nhà. Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các đơn vị. Qua đó góp phần củng cố nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Công đoàn và đoàn viên công đoàn.
ANH KHOA

2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu sẽ trình Quốc hội vào tháng 10 tới
Tại bản Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi mới nhất vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 20.9, đơn vị soạn thảo đã sửa đổi đề xuất về tăng tuổi nghỉ hưu so với các dự thảo trước đó.
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đã nhận được sự quan tâm của người dân thời gian qua. Ảnh minh họa: HẢI NGUYỄN
Về tăng tuổi nghỉ hưu, các bản Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi trước đây đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021, với nam tăng lên 62 tuổi, nữ tăng lên 60 tuổi. Các phương án đưa ra chỉ là mỗi năm tăng thêm 3 tháng hoặc 4 tháng.
Trên cơ sở còn có ý kiến khác nhau và đây là vấn đề có tác động lớn đối với người lao động và thị trường lao động, Ủy ban về các Vấn đề Xã hội đã đề xuất 2 phương án quy định tại khoản 2 Điều 169 về tuổi nghỉ hưu để Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Phương án 1: Luật chỉ chốt tuổi nghỉ hưu, còn lộ trình tăng ra sao do Chính phủ điều chỉnh.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện làm việc bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ.
Căn cứ theo ngành nghề, công việc, điều kiện lao động, nhu cầu thị trường, xu hướng già hóa dân số... Chính phủ quyết định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ 1.1.2021.
Phương án này vẫn giữ đề xuất với người lao động làm việc trong lĩnh vực nặng nhọc, độc hại, suy giảm sức khỏe... được nghỉ hưu trước 5 năm; người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được nghỉ hưu muộn hơn 5 năm so với tuổi trên.
Phương án 2: Đưa ra mốc năm để đạt tuổi hưu, còn Chính phủ quy đinh chi tiết về lộ trình tăng.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện làm việc bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu từ đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với và 4 tháng đối với nữ.
Phương án này cũng giữ đề xuất với người lao động làm việc trong lĩnh vực nặng nhọc, độc hại, suy giảm sức khỏe... được nghỉ hưu trước 5 năm. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được nghỉ hưu muộn hơn 5 năm so với tuổi trên.
Dự kiến, các đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu “chốt” phương án cuối cùng về việc tăng tuổi nghỉ hưu vào Kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới đây.
Theo luật hiện hành, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường là 60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ. Trường hợp làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, suy giảm sức khỏe... được nghỉ hưu trước 5 năm, lao động có chuyên môn kỹ thuật được nghỉ hưu muộn hơn 5 năm.
BÍCH HÀ
Nguồn:https://laodong.vn/xa-hoi/2-phuong-an-tang-tuoi-nghi-huu-se-trinh-quoc-hoi-vao-thang-10-toi-755918.ldo
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Tổng LĐLĐ Việt Nam ký kết chương trình phối hợp công tác 3 bên trong bảo vệ người lao động, doanh nghiệp | 19/09/2019 |
Công đoàn đề xuất bổ sung 3 ngày nghỉ trong năm | 18/09/2019 |
Khi phòng họp không chai nhựa | 17/09/2019 |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang làm Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương | 17/09/2019 |
Tuổi cao thì năng suất lao động kém | 17/09/2019 |
Bổ nhiệm Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy | 10/09/2019 |
Nhiều người lao động muốn được giảm giờ làm việc | 10/09/2019 |
Chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) | 06/09/2019 |