Mô hình Tổ xe ôm phòng chống tội phạm
Ông Nguyễn Thanh Long - Chủ tịch Nghiệp đoàn Xe honda chở khách phòng chống tội phạm Phường 1, Tổ trưởng Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao cho biết - Nghiệp đoàn có trên 100 đoàn viên thu nhập chủ yếu nhờ vào việc chở khách hàng ngày. Thông qua đó, các thành viên cũng tham gia vào công tác phòng chống tội phạm bằng việc quan sát những đối tượng lạ mặt, biểu hiện nghi vấn để cung cấp thông tin cho Công an Phường 1.
Theo ông Long, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của LĐLĐ thị xã và Công an Phường 1, Nghiệp đoàn đã xây dựng Quy chế làm việc của Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao sau đó triển khai đến tập thể đoàn viên, có 14 anh em đã thống nhất với quy chế và tham gia thành viên của tổ.
LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) ra mắt mô hình Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao
Theo đồng chí Phạm Thị Hương - Chủ tịch LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu trên địa bàn thị xã hiện nay có trên 800 đoàn viên khu vực phi chính thức, phần lớn đều khó khăn, việc thành lập mô hình này là bước đầu để thay đổi phương thức chăm lo cho đoàn viên, người lao động có điều kiện phát triển, thay đổi cuộc sống của mình và gia đình.
"Lực lượng đoàn viên đang sinh hoạt tại các nghiệp đoàn gần gũi nhất với quần chúng nhân dân, do đó khi làm tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động sẽ góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương", đồng chí Hương nói.
PHƯƠNG ANH

Nhiều người lao động muốn được giảm giờ làm việc
Cụ thể, trang facebook Công đoàn Việt Nam đưa ra 2 phương án do Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đưa ra quy định giờ làm việc bình thường. Kết quả, đến hơn 16h ngày 9.9, chỉ có 18% lượt bình chọn chọn phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành (không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần, tức làm việc 6 ngày/tuần, chỉ nghỉ 1 ngày/tuần); trong khi đó, 82% chọn phương án làm việc không quá 44 giờ/tuần (làm việc 5,5 ngày/tuần, nghỉ 1,5 ngày/tuần).
Các bình luận về cuộc thăm dò ý kiến cũng ủng hộ phương án 2. Nhiều người cho rằng, nếu giảm giờ làm, mức lương thưởng vẫn được giữ nguyên thì sẽ giúp người lao động có thêm thời gian dành cho gia đình, vì hiện tại công việc chiếm hết thời gian nên họ không có thời gian quan tâm đến gia đình.
Có ý kiến bình luận: “Cơ quan nhà nước được nghỉ thứ 7, phía doanh nghiệp cũng nên cho cán bộ công nhân viên được nghỉ thứ 7”; người lao động cần được nghỉ như công chức, viên chức để tái tạo sức lao động…
Kết quả cuộc thăm dò tính đến hơn 16 giờ ngày 9.9.2019
Một ý kiến khác thì chọn phương án giảm giờ làm việc, nhưng cho rằng doanh nghiệp không được cắt giảm lương, thưởng thì mới đảm bảo đúng quyền và lợi ích cho người lao động. Cũng có ý kiến cho rằng, nếu để như cũ thì phải tăng lương, vì hiện lương công nhân quá thấp, mà chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
Hiện cuộc thăm dò vẫn đang được tiến hành, thu hút đông đảo lượt bình chọn và ý kiến bình luận của nhiều người.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/nhieu-nguoi-lao-dong-muon-duoc-giam-gio-lam-viec-753724.ldo
BẢO HÂN (BÁO LAO ĐỘNG)
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) | 06/09/2019 |
Chương trình phúc lợi đoàn viên: Đoàn viên công đoàn hưởng lợi trên 19,5 tỉ đồng | 05/09/2019 |
Điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp | 05/09/2019 |
Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 9/2019 | 03/09/2019 |