Hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà tập thể cho giáo viên
Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Phạm Lệ Lam - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thạnh Trị; Châu Tuấn Hồng - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, giáo viên Trường Trung học phổ thông Thạnh Tân tham dự lễ nghiệm thu. Ảnh: Trường Khoa
Nhà ở tập thể của Trường Trung học phổ thông Thạnh Tân được đưa vào sử dụng cuối năm 2006 với diện tích 332m², có 8 phòng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ở lại của 14 cán bộ, đoàn viên đang công tác tại trường. Qua 18 năm sử dụng, nhà tập thể đã xuống cấp, phần máy tol bị dột, mái trước hư hỏng hoàn toàn, không đảm bảo cho các cán bộ, đoàn viên khi ở lại tại đây. Trước khó khăn này, Công đoàn cơ sở Trường Trung học phổ thông Thạnh Tân đã được hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ “Mái ấm công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh cùng với sự đóng góp hơn 20 triệu đồng từ đoàn viên của trường để sửa chữa nhà tập thể, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên có chỗ ở tốt hơn.
Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự quan tâm của tổ chức công đoàn đối với những cán bộ, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời là sự động viên để tập thể cán bộ, giáo viên Trường Trung học phổ thông Thạnh Tân tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, chăm lo cho học sinh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp trồng người.
HẢI HÀ - TRƯỜNG KHOA
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
12 giáo viên vui mừng sinh sống trong nhà tập thể mới | 16/08/2024 |
Lãnh đạo Công đoàn Sóc Trăng dùng cơm cùng đoàn viên, công nhân lao động | 16/08/2024 |
Khối thi đua số 1 về nguồn tại Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng | 13/08/2024 |
25 đội tham gia hội thi nấu ăn “Bữa cơm Công đoàn” | 13/08/2024 |
Bữa cơm Công đoàn ý nghĩa dành cho đoàn viên tại Thạnh Trị | 08/08/2024 |
Cụm thi đua số 2 Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng
Tham dự hoạt động có đồng chí Đoàn Thị Chiến - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh; đồng chí Bạch Quốc Thống - Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở Sở Tư pháp - Cụm trưởng Cụm thi đua số 2 và cùng đại diện các Công đoàn cơ sở thuộc Cụm thi đua số 2.
Đoàn đã đến dâng hương và tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa Di tích Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng và tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Cụm thi đua số 2 chụp ảnh lưu niệm tại di tích Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Dịp này, đoàn cũng trao tặng 30 phần quà cho học sinh nghèo vượt khó học tốt trên địa bàn xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng, nhằm tạo động lực để các em học sinh phấn đấu học tập tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi.
Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền đến cán bộ, đoàn viên về truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam nói chung và vùng đất Sóc Trăng nói riêng; lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua các hoạt động của Cụm để giao lưu, chia sẽ, phối hợp học tập kinh nghiệm trong công tác; qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, thương yêu, “lá lành đùm lá rách” của cán bộ, đoàn viên thuộc Cụm thi đua số 2.
CĐCS Sở Tư pháp
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Thành lập Nghiệp đoàn bán vé số thứ 2 | 31/07/2024 |
Trao 2 Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở tại huyện Mỹ Tú | 31/07/2024 |
Trao 2 căn nhà Đại đoàn kết cho đoàn viên ở Thị xã Ngã Năm | 30/07/2024 |
Trao nhà ở cho đoàn viên ở huyện cù lao sông Hậu | 30/07/2024 |
Công đoàn huyện Long Phú chung sức xây dựng nông thôn mới | 30/07/2024 |

Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm
Cắt giảm chi phí để lo cho công nhân
Doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Trong giai đoạn này, nhiều DN đã liên kết hợp tác với nông dân. Đó là giải pháp giúp DN cắt giảm các khoản chi phí trung gian từ các lái tôm thông qua thu mua nguyên liệu trực tiếp.
Theo các DN xuất khẩu, việc liên kết sản xuất với nông dân sẽ giúp DN tiết kiệm khoảng 20% chi phí không đáng có và xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Các DN tập trung phát triển hệ thống thương mại điện tử gắn với kết nối hệ thống bán hàng qua mạng, vì người dân các nước nhập khẩu không tổ chức hợp chợ mà mua hàng online.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản và người lao động chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Nhật Hồ
Ngoài ra, với nhu cầu chế biến các món ăn nhanh, việc tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng theo kiểu “thức ăn nhanh” cũng là chiến lược mà các DN xuất khẩu cần nhắm đến. Mặt khác, ngoài thị trường xuất khẩu, chế biến thủy sản cần quan tâm đến sức mua của thị trường nội địa vốn bị các doanh nghiệp xuất khẩu “bỏ ngỏ” lâu nay.
Một điều đáng ghi nhận, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các DN của tỉnh đã không đẩy khó khăn này cho người lao động (NLĐ). Đó là việc không cắt giảm công nhân, một số DN còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NLĐ và nông dân.
Từ khi phát sinh dịch bệnh đến nay, tuy hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai) vẫn cam kết thu mua tôm của người nông dân theo giá thị trường và cao hơn các DN khác khoảng 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Diệu - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long - cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn chung, DN cần chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm. Có vậy mới giúp nông dân gắn bó với mình và tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, đồng thời vẫn duy trì lượng lao động hiện có”.
Tập đoàn Việt - Úc đang có chính sách giảm giá tôm giống tối đa cho hộ nuôi tôm, giúp họ giảm bớt các khoản chi phí phát sinh để an tâm đầu tư và duy trì sản xuất…
Hỗ trợ cho người lao động
Cùng với các DN, hiện các ngành và địa phương cũng tập trung thực hiện tốt những giải pháp để hỗ trợ NLĐ, nhất là các lao động bị cắt giảm phải trở về từ các khu công nghiệp (KCN) ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…
Bà Võ Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân - cho biết: “Qua khảo sát trên địa bàn huyện, có khoảng 400 lao động nữ trở về từ các KCN do ảnh hưởng dịch COVID-19. Vì vậy, để giải quyết việc làm và thu nhập cho chị em, hội đã liên kết với các hợp tác xã đan lát nhận dạy nghề và giải quyết việc làm. Bước đầu đã tạo được thu nhập và hội sẽ nhân rộng mô hình này”.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chủ động tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6.2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của DN và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6.2020, dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị thì BHXH tỉnh kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12.2020.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/chia-se-kho-khan-voi-nguoi-lao-dong-bi-cat-giam-796892.ldo
NHẬT HỒ (BÁO LAO ĐỘNG)
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Infographic: Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10.2019 | 01/10/2019 |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: "Làm nhiều, nghỉ ít là bất công" | 24/09/2019 |
2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu sẽ trình Quốc hội vào tháng 10 tới | 23/09/2019 |
Tổng LĐLĐ Việt Nam ký kết chương trình phối hợp công tác 3 bên trong bảo vệ người lao động, doanh nghiệp | 19/09/2019 |
Công đoàn đề xuất bổ sung 3 ngày nghỉ trong năm | 18/09/2019 |
Khi phòng họp không chai nhựa | 17/09/2019 |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang làm Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương | 17/09/2019 |
Tuổi cao thì năng suất lao động kém | 17/09/2019 |